Tin tức

7 CÁCH QUẢN LÝ ÁP LỰC KHI LÀM LÃNH ĐẠO

7 CÁCH QUẢN LÝ ÁP LỰC KHI LÀM LÃNH ĐẠO

Áp lực là một phần không thể thiếu trong công việc – trên thực tế, nếu không có nó, chúng ta đã không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong một bài phát biểu trên TED giáo sư Kelly Mc Gonigal của Đại học Stanford đã phân tích tác dụng của stress đối với việc nâng cao năng lực sáng tạo, tăng cường sức khỏe, trà củ gai hệ miễn dịch và kỹ năng giải quyết vấn đề – miễn là chúng ta biết kiểm soát căng thẳng đúng cách. 

Tuy nhiên, khi một cá nhân vươn lên vị trí lãnh đạo, mọi sự không còn đơn giản như trước. Thay vì chỉ đơn thuần căng thẳng bởi những khó khăn trong công việc, chúng ta bị ám ảnh thường xuyên bởi khao khát trở nên tốt hơn nữa. Hệ quả là nhiều cấp quản lý cố gắng gồng gánh quá sức của họ.
(ảnh 1)

Có những áp lực đến từ trải nghiệm trong quá khứ, trong khi số khác xuất phát từ những lo lắng đối với tương lai. Khi chú tâm quá nhiều vào quá khứ/ tương lai, tự chúng ta khiến mình rơi vào “vòng luẩn quẩn” của suy nghĩ tiêu cực – về lâu về dài, sức khỏe ta cũng sẽ theo đó mà đi xuống

Áp lực khi làm lãnh đạo ảnh hưởng đến ta như thế nào? Với hàng tá trách nhiệm phải đảm nhận tại nơi làm việc – từ quản lý xung đột đến ra quyết định chiến lược và phát triển nhân viên – không có gì khó hiểu khi nhà lãnh đạo dễ dàng rơi vào trạng thái căng thẳng. Khi chúng ta cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ tự phát ra những phản ứng sinh lý (ví dụ: mệt mỏi thường xuyên, chán ăn, mất ngủ…) như một lời cảnh báo. Thế nhưng, phần lớn mọi người có xu hướng “phớt lờ” những triệu chứng đó – hoặc chỉ ý thức được khi những triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện sau một khoảng thời gian dài 

Việc phải đối mặt liên tục với áp lực khi làm lãnh đạo dễ khiến ta rơi vào trạng thái suy nghĩ “lẩn quẩn” – hệ quả là chất lượng công việc và cuộc sống dần đi xuống do 3 tác động sau: 
Giải phóng hormone gây căng thẳng Khi bị áp lực, cơ thể tăng cường sản sinh adrenaline, khiến tim đập nhanh và dồn dập hơn. Quá trình bơm máu diễn ra nhanh hơn khiến máu có thể chạm vào thành động mạch, hình thành các “mảng bám” tích tụ. 
Tim đập nhanh kéo dài là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bị các bệnh lý như đau tim. Ngoài ra, căng thẳng dài ngày cũng làm gia tăng hormone cortisol. Để sản xuất cortisol, cơ thể phải tạm dừng quá trình sản xuất tế bào bạch cầu – khiến hệ miễn dịch bị “ức chế”, đồng nghĩa với nguy cơ bệnh tật cao hơn. 
Thái độ tiêu cực Áp lực khi làm lãnh đạo kéo dài quá lâu sẽ dần biểu hiện ra bên ngoài qua lời nói và hành động. Điều này không chỉ khiến tình trạng của ta tồi tệ thêm, mà còn gây ấn tượng xấu trong mắt mọi người xung quanh 

Năng suất làm việc suy giảm Thật khó để tập trung vào công việc nếu bạn cứ dành phần lớn thời gian để suy nghĩ về quá khứ/ tương lai. Tình trạng này càng kéo dài lâu, hiệu suất công việc sẽ càng đi xuống. 
7 chiến lược quản lý áp lực khi làm lãnh đạo Nghiên cứu thực tế cho thấy để kiểm soát căng thẳng, cấp lãnh đạo thường tìm đến các giải pháp như: chạy bộ, hoạt động thể chất… Một số thậm chí tìm đến cả những biện pháp “cực đoan” như đập phá đồ đạc, hoặc ăn uống quá nhiều. Nhìn chung, phương pháp quản lý áp lực khi làm lãnh đạo cần dựa trên các hoạt động lành mạnh (ví dụ: luyện tập, nghe nhạc…) đảm bảo duy trì cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. 

Sau đây là 7 lời khuyên mà bạn đọc có thể tham khảo để đối mặt với áp lực khi đi làm hiệu quả hơn.

1. Nhận thức các dấu hiệu căng thẳng 

Ta hãy học cách quan sát phản ứng của cơ thể đối với áp lực, chẳng hạn như: nhịp tim tăng lên, cơ thể nóng ran, răng nghiến chặt, v.v… Phòng bệnh là điều vô cùng quan trọng. Càng nhận biết các dấu hiệu sớm, ta sẽ càng dễ dàng kiểm soát được vấn đề. 

2. Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh

Hoạt động thể chất sẽ góp phần giảm bớt căng thẳng và lo lắng, cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cường hễ miễn dịch. Để đạt hiệu quả tối ưu, các bài tập cần đi đôi với chế độ ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh. Chế độ ăn tiêu chuẩn được khuyến khích bổ sung rau và trái cây, đồng thời giảm thiểu lượng đường, chất béo, bổ sung natri. Duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi lần, hai lần một tuần, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh – và bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy những thay đổi tích cực trong công việc và cuộc sống. 

Duy trì cân bằng công việc và cuộc sống 
Bí quyết duy trì cân bằng cuộc sống và công việc là đặt mục tiêu – cho cả công việc cũng như cuộc sống. Sau đó, cần phân bổ thời gian làm việc hợp lý – đảm bảo bạn có đủ thời gian dành cho cho các mối quan hệ. Việc quản lý thời và kiểm soát lịch làm việc tốt sẽ giúp bạn sống có chủ đích hơn – cả ở nơi làm việc lẫn tại nhà.

3. Tìm đến một chuyên gia coaching Coaching (huấn luyện) 

Là giải pháp tuyệt vời, hỗ trợ khám phá tiềm năng của chính mình, lên kế hoạch phát triển bản thân và tối ưu quỹ thời gian mỗi ngày. Một chuyên gia khai vấn giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn xác định đâu là những công việc cần thiết phải làm – để từ đó dành thời gian quý giá cho những điều có ích với sự nghiệp.

4. Lập nhóm hỗ trợ cá nhân 

Để đảm bảo khả năng đương đầu với áp lực khi làm lãnh đạo, bạn có thể thành lập một đội nhóm gồm những người sẵn sàng hỗ trợ bạn khi cần thiết. Đó có thể là đồng nghiệp, cấp trên, thành viên trong gia đình, hoặc đơn giản là một người bạn đáng tin cậy. Cho họ biết rõ mục tiêu kiểm soát căng thẳng của bạn để chắc chắn rằng bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ tận tình nhất.

5. Thực hành liệu pháp phục hồi

Liệu pháp phục hồi là phương pháp quản lý áp lực khá phổ biến – đặc biệt được ưa chuộng bởi các vận động viên. Sau một khoảng thời gian hoạt động mệt mỏi, nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể thư giãn, cơ bắp phục hồi và sức khỏe trở nên tốt hơn. Bạn có thể đi bộ hoặc đổi không khí bằng cách đến pantry – bất cứ hoạt động nào có thể giúp bạn thoát khỏi tư thế cố định quá lâu. Sau những khoảng thời gian theo đuổi dự án hoặc chiến dịch kinh doanh, hãy cho cơ thể được nghỉ ngơi – bằng những cách như đi du lịch, hoặc đơn giản là tận hưởng sự thoải mái, yên tĩnh tại nhà. Mỗi người sẽ có phương pháp “xả stress” riêng biệt phù hợp với họ

6. Tập trung vào hiện tại

Khi nhận thấy bản thân đang bị cuốn theo dòng suy nghĩ, hãy tập trung vào thực tại – bằng cách cảm nhận các giác quan của bạn. Thật khó để kiểm soát những điều xung quanh, nếu như bạn không biết được ngay cả cảm giác hiện tại của bản thân. Thiền định là một trong những cách thức hiệu nghiệm nhất để tăng cường chánh niệm (mindfulness) và nhận thức về các giác quan. Kỹ thuật Thiền nâng cao (Uplifting Meditation Techniques) của TS. Chee là một điểm xuất phát tốt. Bằng cách suy ngẫm về các trạng thái cảm xúc cao nhất của niềm vui, lòng biết ơn và tình yêu, bạn sẽ chuyển đổi nhận thức của bản thân sang một “bình diện” hoàn toàn mới – tiếp thêm sức sống và sinh lực 

7.Giữ tập trung (Focus) 

Bí quyết kiểm soát áp lực khi làm lãnh đạo Thực hành chánh niệm và dành thời gian suy ngẫm là “chìa khóa” quan trọng nhất trong quản lý căng thẳng. Đôi khi, áp lực của người lãnh đạo chỉ đơn giản vì không thể tập trung vào một việc nào đó. Khi phải đứng trước hàng loạt nguồn thông tin khác nhau, chúng ta dễ dàng cảm thấy “choáng ngợp” và không biết nên bắt đầu từ đâu.

Khi bắt đầu ngày làm việc, thay vì “nhào vô” kiểm tra email, tại sao bạn không tranh thủ thời gian pha một tách cà phê – và đọc một đoạn sách về phát triển lãnh đạo? Sau đó, hãy ngồi liệt kê ra danh sách những nhiệm chiến lược cần thực hiện. Khi đã ngồi suy ngẫm một lúc, sẽ xem xét xem đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với từng hạng mục – và thực hiện ngay lập tức, hoặc lên lịch hoàn thành vào một khoảng thời gian sau đó. Sau đó, tôi bước vào thế giới của công việc với hàng loạt các cuộc họp và email cần trả lời. Nhưng điều đó không làm tôi nao núng – bởi tôi đã được tận hưởng thời gian nghỉ ngơi cần thiết để tập trung hoàn thành công việc. John Ryan, Giám đốc điều hành Center for Creative Leadership chia sẻ 

 Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hành một số biện pháp sau đây để giữ được sự tập trung trong công việc: 
Xác định đâu là nhiệm vụ quan trọng và kết quả mong đợi. 
Theo dõi lịch trình tiến độ dự án. 
Hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn. 
Mỗi bước hoàn thành sẽ giúp bạn kiểm soát tốt sự căng thẳng tại nơi làm việc. 
Qua thời gian, bạn sẽ không còn cảm thấy quá áp lực khi làm lãnh đạo, tự tin đối mặt với những thử thách và khó khăn của tương lai hơn.