Coaching vs Mentoring: Phân biệt huấn luyện & cố vấn
Coaching và Mentoring là 2 khái niệm khác biệt – song vẫn gây nhẫm lẫn đối với nhiều người. Tuy về cơ bản, cả hai đều cần đến những kỹ năng tương tự nhau – cũng như đều góp phần hỗ trợ quá trình phát triển cá nhân nhưng phương pháp tiếp cận và kết quả lại hoàn toàn khác nhau.
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa coaching và mentoring, khi nào nên áp dụng phương pháp nào sẽ hiệu quả hơn.
Coaching vs Mentoring – Định nghĩa Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế ICF định nghĩa coaching (huấn luyện) là quá trình “hợp tác với khách hàng nhằm mục đích kích thích tư duy và năng lực sáng tạo, truyền cảm hứng để họ phát huy tối đa tiềm năng cá nhân và nghề nghiệp của mình”.
Đối với mentoring (cố vấn) BusinessDictionary.com định nghĩa đó là hoạt động “hệ thống đào tạo mà theo đó, một cá nhân cấp cao hoặc có kinh nghiệm hơn được chỉ định làm cố vấn (mentor) để hướng dẫn cho cấp dưới (mentee). Người cố vấn có trách nhiệm cung cấp sự hỗ trợ và đưa ra phản hồi về cá nhân mà họ phụ trách”.
Từ định nghĩa trên đây, có thể thấy một trong những điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa coaching vs mentoring – đó là mentoring mang tính chất chỉ đạo, còn coaching thì không. Trong mối quan hệ mentoring, người cố vấn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn. Ngược lại, đối với coaching, người huấn luyện (coach) chỉ đảm nhiệm vai trò đặt câu hỏi – để người được huấn luyện (coachee) tự nhìn nhận vấn đề và tìm ra giải pháp cho bản thân. Tuy khác biệt về cách thực hành, mục đích cuối cùng của cả coaching và mentoring đều nhằm giúp coachee/mentee đạt được mục tiêu mong muốn – dựa trên kinh nghiệm của coach/mentor.
Từ hình minh họa trên đây, có thể thấy mentoring tập trung nhiều vào phương diện hướng dẫn và chỉ dạy – trong khi coaching lại hướng đến trọng tâm là học tập thông qua phản ánh và nâng cao nhận thức cá nhân.
Phân biệt coaching và mentoring
1. Thời gian Coaching thường diễn ra trong thời gian ngắn hạn (kéo dài từ 6 – 12 tháng) – với một số kết quả cụ thể được hình dung trước. Trong vài trường hợp, một số mối quan hệ huấn luyện có thể kéo dài lâu hơn, tùy thuộc vào mục tiêu mong muốn của coachee. Đối với mentoring, mối quan hệ giữa mentor và mentee có xu hướng kéo dài hơn, từ 1-2 năm hoặc lâu hơn thế. 2. Mối quan tâm Coaching thường được thực hiện để nhằm mục tiêu cải thiện hiệu suất trong công việc của người được huấn luyện (coachee).
Mentoring hướng đến sự phát triển chung của mentee, không chỉ trong công việc hiện tại mà còn cả ở tương lai.
3. Cấu trúc Thông thường, coaching được tổ chức dưới hình thức các cuộc đối thoại huấn luyện được lên lịch thường xuyên hàng tuần, mỗi hai tuần hoặc hàng tháng.
Về phần mentoring, các cuộc họp cố vấn có xu hướng thân mật hơn, mức độ cần thiết tùy theo nhu cầu của mentee.
4. Chuyên môn Các huấn luyện viên được thuê thường là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định mà người được huấn luyện mong muốn cải thiện (ví dụ: kỹ năng thuyết trình, lãnh đạo, giao tiếp, bán hàng, v.v…) Trong các chương trình cố vấn của doanh nghiệp, mentor thường là người có thâm niên và chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể nhiều hơn so với mentee. Người được cố vấn sẽ có cơ hội học hỏi và được truyền cảm hứng thông qua kinh nghiệm của người cố vấn.
5. Nội dung chương trình Chương trình coaching do coach và coachee cùng phối hợp xây dựng – ngược lại, đối với mentoring, người cố vấn thường sẽ đóng vai trò chính.
6. Đặt câu hỏi Đặt câu hỏi kích thích tư duy là công cụ tối quan trọng trong coaching, giúp coachee tự đưa ra những quyết định quan trọng, nhận thức rõ thay đổi hành vi cần thiết – để từ đó lên chiến lược hành động. Trong mối quan hệ mentoring, người được cố vấn thường sẽ có cơ hội đặt câu hỏi nhiều hơn – để khai thác kiến thức chuyên môn của người cố vấn.
7. Kết quả Đối với coaching, kết quả mong đợi từ mối quan hệ huấn luyện thường cụ thể và có thể đo lường được – thông qua các dấu hiệu cải thiện hoặc thay đổi tích cực trong lĩnh vực hoạt động mong muốn của coachee. Về phần mối quan hệ mentoring, kết quả mong đợi có thể thay đổi theo thời gian. Trọng tâm không phải là những kết quả cụ thể, có thể đo lường được hoặc sự thay đổi hành vi – mà là sự phát triển chung của người được cố vấn (mentee)
Khi nào cần coaching và mentoring?
Cả coaching và mentoring khi được tiến hành đúng cách đều mang lại rất nhiều lợi ích cho cả cá nhân người coach/mentor cũng như coachee/mentee và cả tổ chức của họ. Một số lợi ích nổi bật nhất có thể kể đến như: Hỗ trợ quá trình học tập và phát triển bản thân. Tăng cường mức độ gắn kết nội bộ và giữ chân nhân viên. Dễ dàng triển khai vào bất kỳ cơ cấu tổ chức hoặc doanh nghiệp nào; hầu như mọi doanh nghiệp đều có thể áp dụng cả hai hình thức.
Nuôi dưỡng sự tự tin và kỹ năng giao tiếp giữa bên cung cấp dịch vụ coaching/mentoring và bên tiếp nhận. Cải thiện đáng kể hiệu suất cá nhân. v.v…
Khi nào cần coaching Coaching thường được sử dụng trong các tình huống sau đây:
Khi nào cần mentoring
-Khuyến khích nhân viên tài năng tập trung vào phát triển sự nghiệp/cuộc sống.
-Truyền cảm hứng cho các cá nhân để đạt tới thành công trong sự nghiệp/cuộc sống
-Nâng cao năng lực lãnh đạo của nhân viên.
-Chuyển giao kiến thức từ nhân viên giàu kinh nghiệm cho nhân viên ít kinh nghiệm hơn.
-Mở rộng mối quan hệ giữa những cá nhân đến từ những nền văn hóa các nhau hoặc giữa các nhóm văn hóa khác nhau.
-Sử dụng quá trình cố vấn như một cách để lập kế hoạch kế nhiệm